brand-icon
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả Kết Quả
main-logo Trang chủ Cửa hàng Sống khỏe
Tải ứng dụng
Quét mã để tải ứng dụng popover-qr-code Cài đặt ứng dụng 1SK popover-chplay popover-appstore
  • logo 1SK
  • Trang chủ
  • Cửa hàng
  • Sống khỏe
    1sk-store-img
  • Thể dục
  • Dinh dưỡng
  • Sức khỏe tinh thần
  • Công nghệ
  • Thể dục
    • Cardio
    • Yoga
    • Strength
  • Dinh dưỡng
    • Dinh dưỡng cho người tập thể dục
    • Dinh dưỡng cho người bệnh
  • Sức khỏe tinh thần
  • Công nghệ
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả Kết Quả
Trang chủ Sức khỏe tinh thần

Tìm hiểu về trầm cảm tuổi vị thành niên

4 Tháng Mười Một, 2022
trong Sức khỏe tinh thần
0
CHIA SẺ
13
LƯỢT XEM

Trầm cảm tuổi vị thành niên là gì? Biểu hiện của trầm cảm ở tuổi vị thành niên? Khi nào cần đưa trẻ vị thành niên đến gặp bác sĩ chuyên khoa? 

Giải đáp từ ThS.BSNT Trịnh Thị Vân Anh – Phòng rối loạn cảm xúc – Viện sức khoẻ tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Mục lục

  • 1. Trầm cảm tuổi vị thành niên là gì?
  • 2. Biểu hiện của trầm cảm tuổi vị thành niên
  • 3. Khi nào đến gặp bác sĩ

1. Trầm cảm tuổi vị thành niên là gì?

Trầm cảm ở thanh thiếu niên là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng gây ra cảm giác buồn dai dẳng và mất hứng thú với các hoạt động. Nó ảnh hưởng đến cách trẻ suy nghĩ, cảm nhận và cư xử, và có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc, chức năng và thể chất. Mặc dù trầm cảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống, các triệu chứng có thể khác nhau giữa thanh thiếu niên và người lớn.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên
Trầm cảm ở thanh thiếu niên gây các vấn đề về cảm xúc

2. Biểu hiện của trầm cảm tuổi vị thành niên

Trầm cảm tuổi vị thành niên cũng có những dấu hiệu khác so với trầm cảm ở người lớn, bao gồm:

– Biểu hiện qua triệu chứng cơ thể: Trẻ thường đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản…   

– Khí sắc trầm: Trẻ có cảm giác buồn chán nhẹ không rõ rệt, có thể bao gồm khóc lóc mà không rõ lý do khiến chúng dễ nổi cáu vô cớ, luôn trong tâm trạng bực bội hoặc khó chịu.

– Tư duy: Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu trong học tập, kết quả học giảm sút. Mất hứng thú hoặc mất niềm vui trong các hoạt động. Khó suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.

– Thay đổi vị giác: Thường nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên có trường hợp ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến tăng cân.

Khi các bậc phụ huynh nắm vững dấu hiệu trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm cần quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ tốt hơn.

Trẻ vị thành niên bị trầm cảm
Trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm thường có cảm giác buồn chán nhẹ

– Rối loạn hành vi: Bao gồm các hành vi như quậy phá, chống đối bố mẹ, trộm cắp, chống đối xã hội…

– Hạn chế tiếp xúc các hoạt động xã hội: Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, những người xung quanh. Trẻ thường thu mình, tự cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, hay phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn. 

– Tự sát cũng là một triệu chứng rất nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm ở trẻ. Trẻ thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như thắt cổ, cắt mạch máu, uống thuốc,… tuy nhiên những hành vi này thường xảy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.

Xem thêm: Trầm cảm ở trẻ em: Cha mẹ cần lưu tâm

3. Khi nào đến gặp bác sĩ

Đối với hầu hết thanh thiếu niên, các triệu chứng trầm cảm thuyên giảm khi điều trị như dùng thuốc và tư vấn tâm lý. Thanh thiếu niên trầm cảm có thể có nguy cơ tự tử, ngay cả khi các dấu hiệu và triệu chứng không nghiêm trọng. Xây dựng một lối sống khỏe cho trẻ vị thành niên là cách chăm sóc đúng cách nhất hiện nay.

Cách chữa trị bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Khi các triệu chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên rõ rệt nên đến bác sĩ tư vấn

Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc một người bạn của mình có thể bị trầm cảm vậy đừng chờ đợi để được giúp đỡ. Nếu bạn cần hãy nói chuyện với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe như bác sĩ hoặc y tá trường học của bạn. Hãy chia sẻ mối quan tâm của bạn với cha mẹ, một người bạn thân, một nhà lãnh đạo tinh thần, một giáo viên hoặc người khác mà bạn tin tưởng. Đó là những người sẽ giúp bạn hiểu rõ tâm lý của bản thân và cho bạn những lời khuyên thay đổi hiệu quả. 

Để được tư vấn chi tiết hơn về trầm cảm tuổi vị thành niên, quý khách vui lòng liên hệ 1900969615.

Thẻ: Trầm cảm
Bài Trước

Trầm cảm sau sinh: Bạn đã thực sự hiểu rõ

Bài Tiếp Theo

Thực đơn đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường

Thảo luận về post này

Bài viết mới nhất

Chế độ ăn cho người bị mắc cả bệnh đái tháo đường và bệnh gout

21 Tháng Hai, 2023

Thực đơn chi tiết cho người bị thoái hóa khớp

21 Tháng Hai, 2023

Chế độ ăn uống hiệu quả cho người bị thoái hóa khớp

16 Tháng Mười Một, 2022

Thực đơn cho người bị loãng xương hiệu quả nhất hiện nay

13 Tháng Một, 2023
logo 1SK

Nền tảng tập thể dục và chăm sóc sức khỏe thông minh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 1900969615 Email: support@1sk.vn

TRANG CHỦ

Giới thiệu Tư vấn Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Chính sách khác

SỐNG KHỎE

Thể dục Dinh dưỡng Tinh thần Công nghệ

CỬA HÀNG

Thiết bị chăm sóc sức khỏe Thiết bị tập luyện Dinh dưỡng Phụ kiện, trang phục

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

youtube facebook

TẢI ỨNG DỤNG 1SK

qr-code-app
app-store-app google-play-app
logo 1SK

TRANG CHỦ

Giới thiệu Tư vấn Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Chính sách khác

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 1900969615 Email: support@1sk.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

youtube facebook

CỬA HÀNG

Thiết bị chăm sóc sức khỏe Thiết bị tập luyện Dinh dưỡng Phụ kiện, trang phục

TẢI ỨNG DỤNG 1SK

qr-code-app
app-store-app google-play-app

SỐNG KHỎE

Thể dục Dinh dưỡng Tinh thần Công nghệ
thong-bao-website-voi-bo-cong-thuong

Công ty cổ phần 1SK

Bản quyền @1SK Corporation 2021
Trụ sở: Tầng M1, Tòa nhà Elcom, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0110294352 do Sở Kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 22/03/2023

thong-bao-website-voi-bo-cong-thuong
Bản quyền ©1SK Corporation 2021